Những người giữ ký ức rạp chớp bóng cuối cùng ở Sài Gòn

Không xác định
Sài Gòn xưa từng có hàng trăm rạp hát, rạp chớp bóng; nhưng nay, hầu hết các rạp đã hư hỏng nặng, hoang phế hoặc chuyển đổi công năng.

Trong số hàng trăm rạp chớp bóng xưa, có một gia đình gốc Bắc di cư vào Sài Gòn năm 1954 đã gầy dựng hàng loạt rạp từ những năm 1954 – 1975. Đó là gia đình ông Nguyễn Tiến, 71 tuổi, ngụ quận 11, TP.HCM. Thuở mới vào miền Nam lập nghiệp, ba ông là ông Nguyễn Thiêm đã cho xây hàng chục rạp hát từ Sài Gòn đến Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu. Một trong những dấu ấn mà gia đình ông còn giữ lại được trong chuỗi hơn 10 rạp hát của ba mẹ, có thể kể đến: Đại Đồng Sài Gòn (đường Cao Thắng, Q.3, TP.HCM), rạp Thăng Long (đường Cống Quỳnh, Q.1), rạp Quốc Thái (đường 3 Tháng 2, Q.11)… Ông Nguyễn Tiến cùng gia đình được giữ lại một phần các rạp hát kể trên, đồng sở hữu với các cơ quan quản lý nhà nước sau năm 1975. 

Những người giữ ký ức rạp chớp bóng cuối cùng ở Sài Gòn - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Tiến, 71 tuổi, cựu giáo viên dạy toán ở TP.HCM, là con út của ông chủ rạp từng sở hữu mấy chục rạp hát, chớp bóng từ Bắc vào Nam trước năm 1975, đứng trước rạp Quốc Thái trên đường 3 Tháng 2, Q.11, TP.HCM. Gia đình ông Tiến đang ở phần nhà giữ xe xưa kia của rạp Quốc Thái

NGỌC DƯƠNG

 

Những người giữ ký ức rạp chớp bóng cuối cùng ở Sài Gòn - Ảnh 3.

Rạp Quốc Thái vang bóng một thời giờ đây là bãi đất trống trên đường 3 Tháng 2, Q.11, TP.HCM

NGỌC DƯƠNG

Những người giữ ký ức rạp chớp bóng cuối cùng ở Sài Gòn - Ảnh 5.

Ông Tiến ở bên trong khu rạp Quốc Thái

NGỌC DƯƠNG

Ông Nguyễn Tiến kể, năm 1955 khi di cư vào Sài Gòn, cha ông mang theo hành lý là toàn bộ ghế ngồi, máy chiếu phim ở các rạp đã xây tại Hà Nội. Cuối năm 1955, rạp Đại Đồng đầu tiên ở đường Cao Thắng gọi là Đại Đồng Sài Gòn ra đời, giao cho người anh cả của ông Tiến tên Nguyễn Thịnh quản lý.

Sau năm 1975, rạp được giao lại cho Nhà nước quản lý. Lầu 1 của rạp, gia đình ông Nguyễn Thịnh được ở lại.

Những người giữ ký ức rạp chớp bóng cuối cùng ở Sài Gòn - Ảnh 6.

Rạp Đại Đồng (đường Cao Thắng, Q.3) đang bị bỏ hoang nhiều năm giữa lòng thành phố

NGỌC DƯƠNG

Những người giữ ký ức rạp chớp bóng cuối cùng ở Sài Gòn - Ảnh 7.

Chị Nguyễn Minh Tâm, 59 tuổi, là một trong những thành viên gia đình, hiện sống cùng con trai trong căn phòng lợp tôn dột nát, tường chắp vá xiêu vẹo sau lưng rạp Đại Đồng trên đường Cao Thắng

NGỌC DƯƠNG

Những người giữ ký ức rạp chớp bóng cuối cùng ở Sài Gòn - Ảnh 8.

Bên ngoài rạp Đại Đồng bây giờ cửa đóng im ỉm. Những tấm poster cũ vẫn treo trước rạp. Chị Nguyễn Minh Tâm bán nước ở vỉa hè trước rạp và nhận giữ xe ở khu giữ xe cũ của rạp. "Lẽ ra không được bán đâu nhưng người ta thấy mình nghèo, lại sống ở đây nên cho bán trong thời gian chưa hoạt động", chị Tâm kể

NGỌC DƯƠNG

Những người giữ ký ức rạp chớp bóng cuối cùng ở Sài Gòn - Ảnh 7.

Rạp Đại Đồng sau khi giao lại cho nhà nước quản lý thì trở thành nơi diễn kịch của sân khấu kịch Sài Gòn, hiện nay rơi vào cảnh bỏ hoang nhếch nhác

NGỌC DƯƠNG

Những người giữ ký ức rạp chớp bóng cuối cùng ở Sài Gòn - Ảnh 8.

Nhiều hạng mục như ghế ngồi, sàn, trần xuống cấp có thể đổ sập bất cứ lúc nào

NGỌC DƯƠNG

Những người giữ ký ức rạp chớp bóng cuối cùng ở Sài Gòn - Ảnh 12.

Cùng cảnh tượng là rạp Đại Đồng (đường Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh) nay đã chuyển công năng thành là bãi giữ xe ô tô

NGỌC DƯƠNG

Trong khoảng năm 1967 - 1968, gia đình ông Nguyễn Thiêm xây một lúc rạp Thăng Long (ở đường Cống Quỳnh) và rạp Bình Minh ở tỉnh Bình Dương cùng hàng loạt các rạp khác ở TP.HCM và Đồng Nai, Bình Dương. Năm 1968 ông Nguyễn Thêm đột ngột qua đời, ngay sau khi rạp Thăng Long đường Cống Quỳnh khai trương. Trước khi mất, ông đã giao lại cho các con tiếp tục quản lý cho tới năm 1975. Hiện nay, gia đình ông Nguyễn Tiến được sở hữu lầu 1 của rạp Thăng Long, phần còn lại do Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM quản lý.

Những người giữ ký ức rạp chớp bóng cuối cùng ở Sài Gòn - Ảnh 13.

Một phần rạp Thăng Long trên đường Cống Quỳnh (Q.1, TP.HCM) hiện nay do Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM quản lý

NGỌC DƯƠNG

Những người giữ ký ức rạp chớp bóng cuối cùng ở Sài Gòn - Ảnh 13.

Phần sân khấu chính của rạp Thăng Long vàng son một thời giờ đây bị bỏ hoang, nhiều hạng mục xuống cấp nghiêm trọng

NGỌC DƯƠNG

Những người giữ ký ức rạp chớp bóng cuối cùng ở Sài Gòn - Ảnh 17.

"Bố mẹ tôi vốn là chủ hàng chục rạp hát, kinh doanh đủ thứ từ Bắc chí Nam, nay con cháu sống chật vật trên nền đổ nát của nhiều rạp hát cũ. Âu cũng là thời cuộc", bà Nguyễn Thị Minh Đức tâm sự khi ngồi bên trong khán phòng rạp Thăng Long bị bỏ hoang

NGỌC DƯƠNG

Những người giữ ký ức rạp chớp bóng cuối cùng ở Sài Gòn - Ảnh 15.

Hiện nay, gia đình ông Nguyễn Tiến được sở hữu lầu 1 của rạp Thăng Long để làm nơi thờ tự tổ tiên

NGỌC DƯƠNG