Dùng vàng ‘hàn gắn vết thương’

Nhiên Minh
Những chiếc ly, ấm pha trà bị nứt, vỡ nhưng anh Nguyễn Lê Uyên Viễn (quận Bình Thành, thành phố Hồ Chí Minh) không vứt đi. Thay vào đó anh dùng vàng để hàn gắn những vết thương. Biến những chiếc ly, ấm thành sản phẩm có diện mạo mới sống động, đẹp mắt hơn lúc ban đầu.

Những chiếc ly, ấm pha trà bị nứt, vỡ nhưng anh Nguyễn Lê Uyên Viễn (quận Bình Thành, thành phố Hồ Chí Minh) không vứt đi. Thay vào đó anh dùng vàng để hàn gắn những vết thương. Biến những chiếc ly, ấm  thành sản phẩm có diện mạo mới sống động, đẹp mắt hơn lúc ban đầu.

Theo lời mách của một người bạn: “muốn gặp được người vá vàng cho ấm chén tại thành phố Hồ Chí Minh thì hãy vào trang mạng xã hội nhóm uống trà đi.  HiSaiGon làm theo lời chỉ dẫn đó. Và chúng tôi đã hẹn gặp được anh Nguyễn Lê Uyên Viễn. Anh chính là người sáng lập ra nhóm uống trà đi. “Tôi đã có 30 năm trải nghiệm văn hóa trà. Rồi từ đó mình có tình cảm đặc biệt với trà cụ. Đó là những ly, những bộ ấm bằng gốm. Trong thực tế không tránh khỏi va chạm dẫn đến nứt hoặc vỡ. Thay vì vứt bỏ tôi và nhóm bạn tìm hiểu kỹ thuật Kintsugi - dùng vàng để vá gốm. Đây là nghề thủ công có từ thế kỷ thứ 15 ở Nhật Bản” anh Viễn chia sẻ.

“ Kỹ thuật Kintsugi có từ lâu đời nhưng tại thành phố mình vẫn ít người biết đến. Tôi may mắn là có một người thầy tận tình chỉ dẫn. Cùng với lợi thế là được trải nghiệm nhiều về văn hóa trà. Nên khi một vật phẩm bị nứt hay vỡ tôi dễ dàng hiểu được đặc trưng của đồ dùng đó. Cần bổ sung thêm chi tiết nào để khi vá sẽ hoàn thiện hơn” anh Viễn cho hay. Thông thường, một món đồ vá vàng cơ bản phải mất ít nhất là 3 ngày. Có những món phức tạp kéo dài hàng tuần.

Công đoạn đầu tiên mà người chữa lành phải làm là mài giũa những sắc nhọn ở các mảnh vỡ. “Việc mài giũa những góc cạnh đó cũng giống như mình ngồi suy nghĩ lại những cái sai, những cái chưa được của chính bản thân mình. Với tôi, đây cũng chính là một pháp tu. Tu có nghĩa là sửa, tu là chỉnh những suy nghĩ, việc làm thô tháo.” anh Viễn cười, chia sẻ. Khi những mảnh vỡ không còn sắc anh bắt đầu ráp, định hình sắp xếp từng miếng bằng kỹ thuật của người vá. Sau đó mới dùng keo và bột vàng đạt tiêu chuẩn nha khoa để dính. “Nghe thì có vẻ đơn giản. Nhưng thực ra lại rất khó. Bởi nếu chỉ cần một giây lơ là, không quan sát kỹ hai mảnh vỡ ghép lại không khớp. Lúc này keo đã khô khiến cho việc tháo ra làm lại sẽ rất khó” anh Viễn cho hay.

Vá gốm có nhiều nguyên liệu như bạc, đồng hay kỹ thuật sơn mài. Nhưng trong kỹ thuật Kintsugi dùng vàng. Bởi dùng vàng ngoài an toàn thì màu sắc sẽ khiến sản phẩm sau khi vá trở nên đẹp hơn, bắt mắt hơn. Những ngày đầu, anh Viễn chỉ vá sản phẩm trà cụ trong gia đình. Theo thời gian, tay nghề dần được nâng cao. Anh Viễn được nhiều người nhờ hàn, vá vết nứt gốm sứ. Để tăng vẻ đẹp cho đồ vật khi vá bằng vàng, anh Viễn sẽ tạo những đường nứt vỡ thành hình ảnh sinh động như lá sen, rễ cây, tia sét…Vì vậy, những sản phẩm gốm sứ bị vỡ qua bàn tay anh như được hồi sinh với diện mạo mới.

Hơn ba năm qua, dưới đôi bàn tay tỉ mì cùng với niềm đam mê đồ gốm sứ hàng trăm sản phẩm đã được anh Viễn tái sinh, đưa vào sử dụng. Nhưng “tôi xác định đây là bán chuyên nghiệp nên không phải nghề mưu sinh. Cái mà tôi nhận được khi vá gốm chính là tinh thần. Khi thấy những sản phẩm gốm sứ tưởng chừng như bỏ phế, nay được vá lành, được hiện diện trên bàn trà. Cảm giác đó thật khó tả” anh Viễn chia sẻ.

Nhiên Minh